Các câu hỏi thường gặp khi chọn ngành nghề:
Trong quá trình đi làm và tham gia giảng dạy tại TechMaster mình nhận được khá nhiều câu hỏi như:
Sinh viên làm thế nào để ra trường có mức lương $1000, $2000?
- Điều này mình cũng chưa làm được khi bắt đầu công việc đầu tiên. Nhưng không có nghĩa là ngoài kia không có trường hợp nào như vậy.
- Nếu ứng viên có thể mang lại giá trị lớn cho công ty, ở những lĩnh vực đang khát nhân lực như AI, big data, mình tin mức lương khởi điểm $1000, $2000 là có.
- Mình cũng có 1 vài người bạn có mức lương này, nhưng sau khi đi làm 1 năm.
Người trái ngành, trái nghề có thể theo học IT được không?
- Câu trả lời của mình chắc chắn là có. Không gì là không thể. Ở TechMaster, có những bạn ở các lớp mình dạy, bắt đầu từ con số 0 tròn trĩnh, thậm chí kỹ năng văn phòng, hay các kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản còn yếu, nhưng vẫn có thể theo học tới hết khóa.
- Nhưng chắc chắn nỗ lực của các bạn bỏ ra phải hơn những bạn đã có căn bản lập trình cực kỳ nhiều.
Yếu tiếng anh có theo học IT được không?
- Câu trả lời của mình là có. Không gì là không thể.
- Nhưng sẽ khó khăn hơn về sau này khi bạn đọc tài liệu kỹ thuật, và tự tìm hiểu. Trong ngành IT, việc tự mày mò, tự tìm tòi tài liệu, hỏi đáp trên các forum, blog…là điều xảy ra hàng ngày. Yếu tiếng anh thì sẽ đi chậm hơn, nhất là khi cần đọc 1 tài liệu lớn.
- Yếu cái gì thì nên cải thiện cái đó, càng sợ thì càng không dám làm.
Không giỏi toán có theo học IT được không?
- Có những ngành cần tư duy logic, tư duy thuật toán cực kỳ tốt, nhưng không phải toàn bộ ngành IT đều yêu cầu như vậy.
- Quan trọng là lựa chọn ngành nghề phù hợp với mục đích, mong muốn của bản thân mình.
- Mình theo ngành công nghệ thông tin cũng trên 9 năm, có rất nhiều thuật toán khó mình chỉ biết chứ chưa thực hiểu sâu nó như: dijkstra, hay phương pháp quy hoạch động: cả năm may ra xài một lần…nhưng có nhiều người, ở nhiều lĩnh vực sẽ áp dụng các thuật toán dijkstra hàng ngày: ví dụ như ở grab, be…để tìm tuyến đường gần nhất từ vị trí của người dùng tới 1 điểm cụ thể: hành trình này yêu cầu là ngắn và nhanh nhất. Nhưng các thuật toán cơ bản thì buộc phải nắm rõ nhé.
Cuối 2023, đầu 2024 làn sóng layoff nhiều như vậy, có nên học IT nữa không?
- Làn sóng layoff là đúng, nhưng ngành nghề nào cũng vậy, cũng có lúc cung lớn hơn cầu, và ngược lại. Những năm Covid, 2020 - 2021, nhân sự IT được trả lương với mức định giá trên trời. Lương cơ bản tăng 30-70% ở hầu hết các vị trí. Nhưng cái gì lên cao cũng sẽ phải giảm dần.
- Nếu anh chị em có tìm hiểu, đọc các báo cáo về kinh tế vĩ mô, hay các báo cáo về lương, như mình có đề cập tại link này thì có thể thấy thiếu cực nhiều nhân sự ngành IT ở nhiều vị trí.
- Hay như sang tháng 08, tin tức Dell sắp sa thải 12.000 nhân viên, Intel 17.500 nhân viên…
- Thời điểm mình viết bài này là tầm giữa tháng 08/2024. Mình tin từ giờ tới 2025, ngành IT sẽ càng ngày càng phát triển hơn nữa, vì kinh tế phục hồi, tăng trưởng mạnh đợt cuối năm. Để kiểm chứng mọi người có thể lên các trang tuyển dụng như topcv, itviec, topdev…để tìm kiếm, xác định trước đầu ra của ngành mình dự định sẽ học, dự định sẽ apply vào.
- Tóm lại, học IT hay không, mọi người nên so sánh với những ngành nghề khác nữa. 1 vài yếu tố như thu nhập, lộ trình thăng tiến…mình nghĩ là yếu tố hàng đầu.
Ngành IT có yêu cầu bằng cấp không?
- Chắc chắn là có rồi.
- Case study cụ thể là sinh viên Bách Khoa luôn được săn đón tại hầu hết các công ty công nghệ. Đây luôn là yếu tố các head hunt quan tâm khi tuyển dụng. Khi phỏng vấn, nếu thấy ứng viên học ở đại học Bách Khoa, thường mình sẽ auto cho pass tầm 40%. Vì mọi người đều biết, đầu vào đại học Bách Khoa cực kỳ cao, nên đồng nghĩa với việc chất lượng cũng tỷ lệ tương ứng.
- Nếu không học đại học, học cao đẳng, chắc chắn đi thực tập sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Bạn phải cố gắng, nỗ lực hơn, phải cố gắng chứng minh năng lực.
- Thường các trường cao đẳng, hoặc dạy nghề sẽ tập trung vào 1 ngành nghề cụ thể, và hướng học viên có thể làm tốt nhất trong 1 ngành nghề, lĩnh vực đó: ví dụ học lập trình tại TechMaster, các bạn chỉ học duy nhất về 1 lĩnh vực nhỏ: cụ thể
lập trình web
,lập trình ios
,lập trình với flutter
haylập trình với ios
… - Có thể bạn không giỏi bằng sinh viên Bách Khoa, nên bạn cần tập trung làm tốt 1 thứ duy nhất, đấy chính là yếu tố khiến bạn có được cơ hội việc làm, cơ hội để được cố gắng nâng cao khả năng bản thân.
- Thường sau khi đi làm tầm vài năm, tích lũy đủ kinh nghiệm thì tấm bằng trong lĩnh vực IT sẽ không còn quá nhiều giá trị như những năm đầu tiên. Trừ khi mọi người tham gia vào các công ty nhà nước, hoặc lên những vị trí cao bên trên (5-7 năm kinh nghiệm) sẽ thường yêu cầu tốt nghiệp đúng chuyên ngành công nghệ thông tin hoặc khoa học máy tính…
Đây là những câu hỏi mình gặp nhiều nhất, mọi người nên tham khảo thêm ở các nguồn để có thêm nhiều góc nhìn hơn nữa nhé.
Bình luận